HỎI VÀ ĐÁP
NHỮNG CÂU HỎI THÔNG THƯỜNG KHI HỌC CCL:
Cô sẽ giải thích những câu hỏi mà các bạn rất hay hỏi mỗi khi vào học bài 1 -2 trong lớp học của cô. Những câu hỏi này cô có thể hiểu được, vì các bạn thường là mới thi PTE xong, rồi mới thi CCL, và dưới âm hưởng của PTE, các bạn sẽ học CCL theo kiểu như vậy. Hay đơn giản nghĩ là, mình có PTE cao, là sẽ đậu CCL.
Myth 1: Em có PTE 79/ IELTS 7 thì chắc là sẽ pass CCL?
CCL cần 3 yếu tố: Các bạn giỏi kỹ năng Note-Taking + Giỏi Source Text Language (tiếng Việt) + Giỏi Target Text Language (tiếng Anh). Nếu bạn được PTE 70-90, và bạn thật sự có năng lực, mà cô thì nghĩ IELTS luôn là thước đo chính xác hơn, tức là IELTS 7 (Speaking + Listening) thì các bạn vẫn phải trau dồi thêm Note taking và tiếng Việt.
Myth 2: Tại sao em IELTS 7, PTE 90, nói tiếng Việt rất hay ma thi CCL vẫn bị sai điểm đến mức rớt?
CCL quan trọng Accuracy (Chính xác), chứ không cần các bạn nói hay. Thông thường, để nói hay, thì các bạn sẽ có xu hướng thêm từ vựng, mặc dù những từ vựng này rất nhỏ nhặt, vẫn có thể làm bạn bị trừ điểm vì không có trong câu văn gốc. Và khi dồn nhiều điểm lại, thì thánh ra một số điểm lớn và bạn dễ rớt.
Myth 3: Em chỉ cần dịch chung chung theo ý của câu em nhớ, có vẻ đúng, là Ok rồi?
Khi dịch trong tình huống thông thường, như khi bạn dịch nói cho bạn bè đồng nghiệp, người thân, thì chỉ cần người nghe hiểu ý câu dịch, là coi như bạn đã hoàn thành tốt câu dịch. Tuy nhiên khi thi CCL, vì bạn được chấm điểm, nên rất nhiều tiêu chí cần được định lượng. Và vì vậy độ chính xác phải cao hơn để có thể chấm điểm. Khi bạn dịch, bạn nghĩ chỉ cần dịch những keywords chính (như Động từ, danh từ ) là Ok rồi; vì thế bạn dễ sai đi những chi tiết nhỏ nhặt như Từ nối, Trạng từ, Giới Từ, và những lỗi sai ‘tiểu tiết’ này đều có khả năng thay đổi nghĩa của câu, nên đều có thể bị trừ điểm.
Ví dụ: Tôi ăn cơm rồi đi ra ngoài, mà bạn dịch chỉ sai 1 từ ‘đơn giản’ là ‘rồi’ thành ‘Khi’, thì câu này trở thành ‘Tôi ăn cơm khi đi ra ngoài’ => Sai nghĩa câu ngay.
Myth 4: Em viết note không giỏi, chỉ nhớ đại ý. Thôi thì em khỏi cần viết note, mà chỉ cần nhớ ý chính và dịch là được?
Cũng cùng với ý như ở trên, các bạn phải nhớ khá nhiều chi tiết nhỏ để có thể dịch chính xác, mà nhưng chi tiết nhỏ này không thể nào được ghi nhớ bằng trí nhớ bình thường trong vòng 30-40 seconds, nên các bạn cần sự trợ giúp của Note-taking. Bạn không thể nào dung trí nhớ và dịch mà không sai ít nhất là 1 -3 lỗi nhỏ về mạo từ, trạng từ hay sai thì của động từ.
Myth 5: Note taking là phải viết everything xuống, và phải học 1 hệ thống mới ?
Note taking không phải là viết xuống tất tần tật mọi thứ, mà là phương tiện hỗ trợ trí nhớ các bạn thôi. Các bạn chỉ cần ghi những ý chính, trong khi đầu mình cố gắng nhớ bố cục của câu (quan hệ giữa các mệnh đê) như vậy là bạn có thể dịch được.
Note taking là 1 kỹ năng liên quan đến cognitive skill, nên không thể học pushing nhanh trong 1 tháng là xong, Ngay cả khi bạn có học thuộc lòng 1 hệ thống mới, thì bạn cũng không thể đọc được những note mình đã viết nếu bạn không hiểu và nhớ nó ‘nằm lòng’ như bảng cửu chương, nên tốt nhất là bạn nên sử dụng một hệ thống note mà bạn quen thuộc
TO BE CONTINUTED –